Thừa tự là gì ? Quy định pháp luật về thừa tự

1. Khái niệm thừa tự

Thừa tự là thừa hưởng tài sản của cha ông để lại và nhận trách nhiệm lo việc thờ cúng của dòng họ, tổ tiên theo lệ xưa.

Người con mà theo tục lệ cũ được hưởng tài sản của cha ông để lại và lo việc thờ cúng dòng họ, tổ tiên gọi là người con thừa tự. Thông thường người thừa tự là con trai cả hoặc con trai duy nhất, nếu không có hoặc những người này bị truất quyền thì mới xét đến những người khác.

Thừa tự là việc kế thừa công việc thờ cúng về mặt tâm linh và chỉ mang ý nghĩa tinh thần đối với lớp người trước.

 

2. Người thừa tự

Người thừa tự sẽ là người kế tục việc thờ cúng của các đời trước và duy trì cho các đời sau. Theo lệ xưa, khi người cha chết thì người con sẽ tiếp tục thay người cha để thực hiện các công việc thờ cúng về dòng họ, gia tộc. Người con này được gọi là con thừa tự và phải là con trai. Người con gái theo lệ xưa không được thực hiện các công việc này bởi lẽ khi lớn lên người con gái lấy chồng sẽ thuộc về gia đình người chồng, thuộc dòng họ khác. Hơn nữa, lúc bấy giờ quan niệm về người phụ nữ vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ không có quyền hay vai trò gì trong xã hội. Ngày nay, tuy nam nữ đã bình quyền, vấn đề con trai hay con gái đã không còn đặt ra nhưng về mặt tinh thần người con trai vẫn được coi trọng hơn, nhất là ở các vùng nông thôn - nơi mà các quan niệm về dòng họ vẫn còn đang ảnh hưởng rất lớn.

 

3. Vấn đề thừa tự trong lịch sử Nhà nước Việt Nam

Trong cổ luật, bản chất của pháp luật thừa kế là bổn phận của cá nhân đối với con cháu. Thừa kế hướng đến việc bảo vệ lợi ích của gia đình, dòng họ thông qua việc đời trước để lại di sản cho đời sau. Thừa kế trong cổ luật là "thừa kế theo quan hệ huyết thống xuôi, đã góp phần củng cố tài sản của dòng tộc và tài sản của gia đình truyền thống ăn chung, ở chung theo cơ cấu gia đình hạt nhân và gia đình gồm nhiều thế hệ, bề bậc khác nhau”. Gia đình nhiều thế hệ gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp: Tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường, lý tưởng là ngũ đại đồng đường. Mô hình gia đình cổ phổ biến là gia đình nhiều thế hệ gồm có các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác, con, cháu, chắt.v.v. Với mô hình gia đình nhiều thế hệ và ý nghĩa thừa kế trong cổ luật như trên đòi hỏi pháp luật thừa kế phải tôn trọng nguyên tắc "hiếu”, ‘‘lễ”, "nghĩa”.

4. Di sản quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng

Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, luôn xem đây là trách nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Vì thế, Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cho nên tại Điều 648 BLDS 2005 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để phục vụ cho việc thờ cúng, di sản thường được để lại là nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Qua đó, thấy được giá trị của khối di sản này là khá lớn, trong khi đó các quy định của pháp luật về di sản thờ cúng còn quá ít và sơ lược, chỉ được dự liệu tại một Điều 645 BLDS 2015. Các điều luật quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng đều được BLDS 2015 ghi nhận trong chương thừa kế theo di chúc, có nghĩa là pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp người để lại quyền sử dụng đất chỉ đặt vấn đề để lại quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng dưới hình thức dặn dò miệng. Chính sự thiếu chặt chẽ đó đã dẫn tới việc những người thừa kế tranh giành nhau quyền sở hữu đối với quyền sử đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó.

Quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng sẽ không được chia thừa kế, nó được quản lý bởi một người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Thế nên quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng không thuộc sở hữu của riêng bất cứ cá nhân nào, không ai có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất này. Tuy nhiên, do tính chất quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên những người được giao quản lý dễ nảy sinh ý đồ chiếm đoạt, tìm mọi cách để hợp thức hóa quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng thành tài sản của mình hay chuyển nhượng cho người khác để hưởng lợi. Để tránh xảy ra các tình huống trên thì pháp luật cần quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối đất dùng để thờ cúng như thế nào. Làm sao phải thể hiện được nội dung đó là đất thờ cúng, người quản lý có thể đứng tên trong GC­QSDĐ nhưng không được bán và chia thừa kế đối với đất đó.

Pháp luật cho phép người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng quyền tự do định đoạt, nhưng sự tự do ở đây vẫn cần phải được giới hạn trong khuôn khổ nhất định. Chỉ được phép để lại một phần di sản vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, lại không xác định rõ một phần là bao nhiêu, như vậy, chỉ có thể hiểu là không được để lại toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng. Mà di sản là tài sản thuộc sở hữu của người chết, nó bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, do đó, quyền sử dụng đất không thể là toàn bộ di sản của người chết. Như vậy, người để lại di sản hoàn toàn có thể định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Đối với những trường hợp quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng có diện tích nhỏ, phù hợp thì không đáng bàn nhưng có người lại để quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng lên đến vài trăm mét vuông đất.

Một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong vấn đề quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng là khi nào quyền sử dụng dùng cho việc thờ cúng sẽ chấm dứt, khi nào thì quyền sử dụng đất đó tiếp tục được tham gia vào lưu thông dân sự. Chúng ta không thể để cho một khối tài sản, của cải lớn mãi nằm bất động gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia. BLDS 2015 có một quy định liên quan đến vấn đề này “trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.” Tuy nhiên, quy định này khá khó hiểu và đặt ra rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Trong trường hợp người quản lý quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng không phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản mà những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng cũng không thuộc sở hữu của người đang quản lý, vậy nó thuộc về ai? Hoặc trường hợp, không có người thừa kế theo di chúc khi đó di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được giải quyết theo quy định nào và nó thuộc về ai khi người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng chết? Tại sao khi những người thừa kế theo di chúc chết đi thì quyền sử dụng đất thờ cúng lại thuộc về người thừa kế theo pháp luật đang quản lý quyền sử dụng đất đó? Nếu những người thừa kế theo pháp luật chết đi nhưng những người thừa kế theo di chúc còn sống thì sao?Thiết nghĩ, nên có quy định thoáng hơn về vấn đề này để dễ dàng xác định trong mọi tình huống, chẳng hạn như: sau 3 đời, quyền quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp, nếu người này thực hiện đúng, đầy đủ việc thờ cúng theo di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế, nếu không quyền sử dụng đất này sẽ thuộc về những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

 

5. Thừa tự và thừa kế ?

Thừa tự là thừa hưởng về mặt tinh thần, còn thừa kế là

thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng...) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.

Câu hỏi thường gặp về thừa tự ?

Câu hỏi: Thừa tự có đồng nghĩa với thừa kế?

Trả lời:

Thừa tự không đồng nghĩa với thừa kế. Thừa tự là thừa hưởng tài sản của cha ông để lại và nhận trách nhiệm lo việc thờ cúng của dòng họ, tổ tiên theo lệ xưa. Thừa tự là việc kế thừa công việc thờ cúng về mặt tâm linh và chỉ mang ý nghĩa tinh thần đối với lớp người trước.

Câu hỏi: Chủ thể được nhận thừa tự là ai?

Trả lời:

Người thừa tự sẽ là người kế tục việc thờ cúng của các đời trước và duy trì cho các đời sau. Theo lệ xưa, khi người cha chết thì người con sẽ tiếp tục thay người cha để thực hiện các công việc thờ cúng về dòng họ, gia tộc. Người con này được gọi là con thừa tự và phải là con trai. Người con gái theo lệ xưa không được thực hiện các công việc này bởi lẽ khi lớn lên người con gái lấy chồng sẽ thuộc về gia đình người chồng, thuộc dòng họ khác. Ngày nay, tuy nam nữ đã bình quyền, vấn đề con trai hay con gái đã không còn đặt ra nhưng về mặt tinh thần người con trai vẫn được coi trọng hơn, nhất là ở các vùng nông thôn - nơi mà các quan niệm về dòng họ vẫn còn đang ảnh hưởng rất lớn.

Câu hỏi: Vấn đề thừa tự xuất hiện từ khi nào?

Trả lời:

Trong cổ luật, bản chất của pháp luật thừa kế là bổn phận của cá nhân đối với con cháu. Thừa kế hướng đến việc bảo vệ lợi ích của gia đình, dòng họ thông qua việc đời trước để lại di sản cho đời sau. Thừa kế trong cổ luật là "thừa kế theo quan hệ huyết thống xuôi, đã góp phần củng cố tài sản của dòng tộc và tài sản của gia đình truyền thống ăn chung, ở chung theo cơ cấu gia đình hạt nhân và gia đình gồm nhiều thế hệ, bề bậc khác nhau”. Gia đình nhiều thế hệ gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp: Tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường, lý tưởng là ngũ đại đồng đường. Mô hình gia đình cổ phổ biến là gia đình nhiều thế hệ gồm có các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác, con, cháu, chắt.v.v. 

TIN TỨC MỚI NHẤT
  • Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng

    Sở hữu một ngôi nhà đẹp là mong ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không phải chuyện ngày một ngày hai. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì trước hết gia chủ cần cần nắm được các vấn đề về những thủ tục pháp lý cần thiết. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì quá trình thi công mới không xảy ra trường hợp tạm ngưng hay bị phạt. Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Việc nắm rõ điều nãy sẽ giúp công trình thi công thuận lợi hơn. Vậy những thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà là gì? Cùng Xuân Phú tìm hiểu hết bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây nhà nhé!

  • 04 quy định mới về sổ đỏ được áp dụng từ tháng 5.2023

    Từ ngày 20/5/2023, 04 quy định mới về cấp sổ đỏ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.

  • Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

    Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Để tìm hiểu về chủ đề này, cùng Nhà đất Xuân Phú theo dõi bài viết sau.

  • Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    Tôi muốn hỏi về việc cấp lại sổ đỏ khi bị mất, tôi cần phải đến đâu nộp hồ sơ, và nộp những gì, thời gian giải quyết là bao nhiêu lâu? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Người chưa thành niên có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Chào Luật sư, vợ chồng tôi muốn tặng cho cháu nội quyền sử dụng đất, hiện tại cháu mới 10 tuổi thì có được không? Pháp luật có quy định nào giới hạn độ tuổi được đứng tên sổ đỏ hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!

  • 8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết

    Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến nhiều đổi mới, giúp Luật đất đai Việt Nam ngày càng phù hợp với xu thế và thị trường Nhà đất trong tương lai.

  • THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

    Hiện nay việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đang được diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển nhượng này trong nhiều trường hợp lại diễn ra rất phức tạp và rắc rối. Bài viết xin chia sẻ những kiến thức cơ bản về những thủ tục liên quan tới hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • 4 quyền đối với thửa đất liền kề có thể bạn chưa biết

    Người dân có quyền sử dụng hạn chế thửa đất (bất động sản) liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước,...

  • 07 trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất

    Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định 07 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Làm thế nào để kiểm tra pháp lý nhà đất trước khi " xuống tiền" ??

    Việc kiểm tra pháp lý nhà đất sẽ giúp bạn tránh mua phải đất tranh chấp, trong diện quy hoạch hay đã bị đem thế chấp để vay tiền.


Địa chỉ: 127 Bùi Trang Chước, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điên thoại: 0939 915 179

Email: batdongsanxuanphu@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Cty Xuân Phú