Vùng đất của Quốc gia là gì ? Những quy định của pháp luật về biên giới quốc gia

1. Vùng đất quốc gia là gì?

Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất.

Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm… (kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.

2. Quy định của pháp luật về vùng lòng đất quốc gia

Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất của quốc gia đều được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Do đó, quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của quốc gia.

Luật khoáng sản 2010 có quy định về khai thác tài nguyên, nguyên tắc được áp dụng như sau:

“Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.


Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”

Các hành vi bị cấm trong khai thác khoáng sản được quy định như sau:

“1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.”


3. Biên giới Quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Những vấn đề liên quan về biên giới Quốc gia

4.1. Xác định biên giới quốc gia

- Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.


4.2. Biên giới quốc gia bao gồm những gì?

Theo căn cứ tại Luật Biên giới Quốc gia năm 2003:

Khu vực biên giới bao gồm:

1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;

2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;

3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

5. Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia, khu vực biên giới

Theo căn cứ tại Luật Biên giời Quốc gia năm 2003

- Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.

- Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


- Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

- Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

- Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.

- Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.

- Trong hợp xẩy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.


- Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

- Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.

- Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.

In bài viết
TIN TỨC MỚI NHẤT
  • Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng

    Sở hữu một ngôi nhà đẹp là mong ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không phải chuyện ngày một ngày hai. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì trước hết gia chủ cần cần nắm được các vấn đề về những thủ tục pháp lý cần thiết. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì quá trình thi công mới không xảy ra trường hợp tạm ngưng hay bị phạt. Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Việc nắm rõ điều nãy sẽ giúp công trình thi công thuận lợi hơn. Vậy những thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà là gì? Cùng Xuân Phú tìm hiểu hết bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây nhà nhé!

  • 04 quy định mới về sổ đỏ được áp dụng từ tháng 5.2023

    Từ ngày 20/5/2023, 04 quy định mới về cấp sổ đỏ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.

  • Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

    Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Để tìm hiểu về chủ đề này, cùng Nhà đất Xuân Phú theo dõi bài viết sau.

  • Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    Tôi muốn hỏi về việc cấp lại sổ đỏ khi bị mất, tôi cần phải đến đâu nộp hồ sơ, và nộp những gì, thời gian giải quyết là bao nhiêu lâu? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Người chưa thành niên có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Chào Luật sư, vợ chồng tôi muốn tặng cho cháu nội quyền sử dụng đất, hiện tại cháu mới 10 tuổi thì có được không? Pháp luật có quy định nào giới hạn độ tuổi được đứng tên sổ đỏ hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!

  • 8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết

    Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến nhiều đổi mới, giúp Luật đất đai Việt Nam ngày càng phù hợp với xu thế và thị trường Nhà đất trong tương lai.

  • THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

    Hiện nay việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đang được diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển nhượng này trong nhiều trường hợp lại diễn ra rất phức tạp và rắc rối. Bài viết xin chia sẻ những kiến thức cơ bản về những thủ tục liên quan tới hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • 4 quyền đối với thửa đất liền kề có thể bạn chưa biết

    Người dân có quyền sử dụng hạn chế thửa đất (bất động sản) liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước,...

  • 07 trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất

    Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định 07 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Làm thế nào để kiểm tra pháp lý nhà đất trước khi " xuống tiền" ??

    Việc kiểm tra pháp lý nhà đất sẽ giúp bạn tránh mua phải đất tranh chấp, trong diện quy hoạch hay đã bị đem thế chấp để vay tiền.


Địa chỉ: 127 Bùi Trang Chước, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điên thoại: 0939 915 179

Email: batdongsanxuanphu@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Cty Xuân Phú