6 quy định người nước ngoài cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam từ 2021:


  1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014, đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan (đối tượng 1).

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) (đối tượng 2).

- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam (đối tượng 3).

120399108_2081804355277289_8641248095669548699_o

  1. Điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam

Mặc dù thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định trên nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài không đương nhiên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:

- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng 1 phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định Luật Nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan.

- Đối với tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng 2 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng 3 thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền miễn trừ, ưu đãi ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.

Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định rõ tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị sử dụng và được cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh, đồng thời không thuộc diện được quyền miễn trừ, ưu đãi ngoại giao theo quy định.

- Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng 1, 2 theo quy định trên và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

  1. Có được mua nhà mặt phố, nhà riêng lẻ không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 và Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (khoản 2 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP), tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua nhà ở (căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam.

Khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định theo từng địa phương. Sau khi xác định sẽ gửi văn bản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Xây dựng công bố khu vực này.

Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng phải nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, đồng thời không được mua nhà mặt đường, mặt phố nếu không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

  1. Thủ tục mua nhà ở tại Việt Nam

Khi đáp ứng đủ điều kiện được mua nhà ở tại Việt Nam và nhà ở đó thuộc khu vực được sở hữu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục mua nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam

* Đối với tổ chức nước ngoài

Khoản 2 Điều 99 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định tổ chức nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) thì được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp cho tổ chức đó.

Khi hết hạn sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thời hạn sở hữu thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận (Sổ hồng) cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.

Tổ chức nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì nhà ở này được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 99/2015/NĐ-CP; trường hợp trong thời hạn sở hữu mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.

* Đối với cá nhân nước ngoài

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cá nhân nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam được sở hữu tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.

Khi hết thời hạn sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu nhà ở đó có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn.

  1. 2 Trường hợp không được công nhận sở hữu nhà tại Việt Nam

Điều 78 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp sau đây không được cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở đó nhưng có quyền bán hoặc tặng cho:

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở nhưng nhà ở đó nằm trong khu vực không được sở hữu theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 76 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

- Cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.

 

Văn Phòng Xuân Phú tư vấn miễn phí các vấn đề về thủ tục pháp lý nhà đất, hãy liên hệ ngay tại:

86 Trương Chí Cương, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam..

Hotline : 0932670998

 

In bài viết
TIN TỨC MỚI NHẤT
  • Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng

    Sở hữu một ngôi nhà đẹp là mong ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không phải chuyện ngày một ngày hai. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì trước hết gia chủ cần cần nắm được các vấn đề về những thủ tục pháp lý cần thiết. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì quá trình thi công mới không xảy ra trường hợp tạm ngưng hay bị phạt. Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Việc nắm rõ điều nãy sẽ giúp công trình thi công thuận lợi hơn. Vậy những thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà là gì? Cùng Xuân Phú tìm hiểu hết bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây nhà nhé!

  • 04 quy định mới về sổ đỏ được áp dụng từ tháng 5.2023

    Từ ngày 20/5/2023, 04 quy định mới về cấp sổ đỏ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.

  • Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

    Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Để tìm hiểu về chủ đề này, cùng Nhà đất Xuân Phú theo dõi bài viết sau.

  • Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    Tôi muốn hỏi về việc cấp lại sổ đỏ khi bị mất, tôi cần phải đến đâu nộp hồ sơ, và nộp những gì, thời gian giải quyết là bao nhiêu lâu? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Người chưa thành niên có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Chào Luật sư, vợ chồng tôi muốn tặng cho cháu nội quyền sử dụng đất, hiện tại cháu mới 10 tuổi thì có được không? Pháp luật có quy định nào giới hạn độ tuổi được đứng tên sổ đỏ hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!

  • 8 điểm mới của Luật đất đai 2022 và thuế mua bán nhà đất bạn nên biết

    Vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết "Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022", trong đó có sự điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này sẽ mang đến nhiều đổi mới, giúp Luật đất đai Việt Nam ngày càng phù hợp với xu thế và thị trường Nhà đất trong tương lai.

  • THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

    Hiện nay việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đang được diễn ra hết sức sôi động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển nhượng này trong nhiều trường hợp lại diễn ra rất phức tạp và rắc rối. Bài viết xin chia sẻ những kiến thức cơ bản về những thủ tục liên quan tới hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • 4 quyền đối với thửa đất liền kề có thể bạn chưa biết

    Người dân có quyền sử dụng hạn chế thửa đất (bất động sản) liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước,...

  • 07 trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất

    Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định 07 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Làm thế nào để kiểm tra pháp lý nhà đất trước khi " xuống tiền" ??

    Việc kiểm tra pháp lý nhà đất sẽ giúp bạn tránh mua phải đất tranh chấp, trong diện quy hoạch hay đã bị đem thế chấp để vay tiền.


Địa chỉ: 127 Bùi Trang Chước, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Điên thoại: 0939 915 179

Email: batdongsanxuanphu@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Cty Xuân Phú